8/29/10

CNTT phải chăng đã hết thời ? ? ? ?

Cách đây khoảng gần chục năm, Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành "thời thượng" đòi hỏi điểm chuẩn đầu vào rất cao. Nhưng nay, điểm chuẩn vào ngành CNTT và điện tử viễn thông của phần lớn các trường đại học đều thấp hơn năm ngoái từ nửa điểm đến vài điểm và thấp hơn nhiều so với các năm 2007 và 2008.



Điểm chuẩn giảmĐến nay, tất cả các trường đại học và các học viện đã thông báo điểm chuẩn tuyển sinh năm học 2010. Thống kê từ thông tin công bố của các trường cho thấy điểm chuẩn tuyển sinh đầu vào ngành CNTT và điện tử viễn thông của hầu hết các trường đại học đều giảm so với năm ngoái, trong đó nhiều trường lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT (13 điểm với khối A và D).  
   Qua thống kê từ các trường trong top đầu và top giữa, nghĩa là trường có điểm chuẩn cách khá xa so với điểm sàn chung, chỉ có 2 trường có điểm chuẩn vào ngành CNTT và điện tử viễn thông tăng là ĐH Công nghệ thuộc ĐHQG Hà Nội (tăng 1 điểm) và ĐH CNTT thuộc ĐHQG TP.HCM (tăng nửa điểm); và hai trường có điểm chuẩn bằng năm ngoái là ĐH Bách Khoa Hà Nội (21) và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội (23). 

Còn lại hầu hết các trường đều giảm điểm chuẩn từ nửa điểm đến vài điểm, trong đó có cả các tên tuổi lớn trong mảng đào tạo CNTT và điện tử viễn thông như ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐHKHTN TP.HCM, ĐHKHTN Hà Nội và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông TP.HCM.
Đáng chú ý là năm nay có khá nhiều trường công bố tuyển sinh nguyện vọng 2 ngành đào tạo CNTT và điện tử viễn thông để đủ chỉ tiêu. Mặc dù có điểm chuẩn khá thấp từ 13 đến 15,5 điểm tuỳ theo ngành đào tạo (ví dụ ngành Tin học lấy 13 điểm, Điện tử viễn thông lấy 15,5 điểm và Toán tin ứng dụng lấy 13,5 điểm) nhưng ĐH Huế năm nay thông báo tuyển sinh thêm 218 chỉ tiêu nguyện vọng hai với các ngành đào tạo CNTT. ĐH Sư phạm Đà Nẵng và phân hiệu ĐH Đà Nẵng ở Kon Tum đã hạ điểm chuẩn vào các ngành đào tạo Toán-Tin và Sư phạm Tin bằng điểm sàn nhưng vẫn thiếu 201 chỉ tiêu.
Thậm chí, có một số trường đã thông báo ngừng tuyển sinh ngành đào tạo CNTT năm học 2010 vì không đủ thí sinh. Trường ĐH Hà Nội năm nay ngừng tuyển sinh ngành Khoa học máy tính dạy bằng tiếng Nhật vì hơn 30 thí sinh thi vào ngành này đều không đạt điểm sàn. ĐH Kinh tế Đà Nẵng đã phải ngừng đào tạo ngành Thống kê - Tin học vì không có thí sinh trúng tuyển.
Qua thống kê điểm chuẩn vào ngành CNTT và điện tử viễn thông của 20 trường ĐH và các học viện trong các năm từ 2007-2010, điểm chuẩn vào các ngành này đã bắt đầu giảm từ năm 2007 đến nay, cứ năm sau giảm hơn năm trước.
CNTT không còn hấp dẫn như trước
Theo ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng trường ĐH FPT, điểm chuẩn giảm là xu hướng chung của các ngành trong 3 năm trở lại đây không chỉ diễn ra riêng với ngành CNTT. Điều này có nguyên nhân chính là do chỉ tiêu tuyển sinh đại học và cao đẳng hàng năm tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng dân số, trung bình 10% mỗi năm. Như năm ngoái, chỉ tiêu tuyển sinh đại học và cao đẳng đã gần tương đương với số thí sinh tốt nghiệp THPT hàng năm. Với riêng ngành CNTT, điểm chuẩn giảm có thể là do đề thi khối A và D năm nay khó hơn. Thêm vào đó, sự xuất hiện của ngày càng nhiều các trường đại học, cao đẳng đào tạo CNTT cũng làm cho lượng thí sinh có nhiều lựa chọn hơn, không chỉ tập trung vào một số trường như các năm trước. 
                           Sinh viên đang có xu hướng chuyển từ khối kỹ thuật sang kinh tế, ngoại thương


Tuy nhiên, ông Tùng cũng cho rằng ngành CNTT những năm gần đây đã giảm sức hút, không còn hấp dẫn các thí sinh như trước. Một trong những nguyên nhân chính là do hiện nay các thí sinh có nhiều lựa chọn ngành học hơn và đã xuất hiện một số ngành hấp dẫn thí sinh hơn như tài chính, ngân hàng. Trong hai năm gần đây, các ngân hàng, công ty tài chính và chứng khoán mở ra khắp nơi và liên tục tăng quy mô. Các ngân hàng có quy mô vài nghìn người là phổ biến. Trong khi đó, rất hiếm doanh nghiệp CNTT có quy mô lên tới vài nghìn người.
Ông Huỳnh Quyết Thắng, Viện trưởng Viện CNTT-TT thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội nhận định hiện tượng giảm dần điểm chuẩn vào ngành CNTT của các trường đại học là do xu hướng dịch chuyển dần từ các trường khối kỹ thuật truyền thống sang các ngành kinh tế, tài chính và luật. Bởi các ngành kỹ thuật, trong đó có CNTT, phải học nhiều hơn, khó kiếm việc hơn trong khi thu nhập cũng không cao. “Một trong những lý do nhiều học sinh chuyển sang chọn thi vào ngành kinh tế, ngoại thương thay vì đăng ký vào ngành kỹ thuật là do các em cảm giác thu nhập sẽ cao hơn sau khi ra trường”, ông Thắng nói.
Cách đây 6 tháng, Viện CNTT-TT thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội đã thực hiện khảo sát nguyện vọng chọn ngành của các học sinh lớp 12 khá giỏi các môn Toán, Lý, Hoá của 19 trường THPT trên địa bàn Hà Nội. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 80-90% số học sinh này lựa chọn thi vào các trường đại học thuộc khối kinh tế, ngoại thương và chỉ có một số ít còn lại chọn thi vào các trường kỹ thuật.
Sự giảm sút mức độ hấp dẫn của ngành CNTT cũng thể hiện rất rõ ở số lượng thí sinh dự thi vào trường top đầu như ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia. Theo ông Thắng, từ vài năm nay số lượng thí sinh dự thi vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội có sự sụt giảm so với các năm trước. Những năm trước, số lượng thí sinh dự thi vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội khoảng 12.000, trong đó có khoảng 10.000 thí sinh đến dự thi. Nhưng năm nay tổng số lượng thí sinh dự thi vào trường này chỉ bằng 80% so với năm ngoái.
Ở khía cạnh khác, ông Đào Kiến Quốc, giảng viên ĐH Công nghệ thuộc ĐHQG Hà Nội cho rằng sự mất giá của ngành CNTT có phần đáng kể từ sự nở rộ tràn lan của việc đào tạo CNTT ở các trường đại học (theo thống kê của Hội Tin học TP.HCM, cả nước hiện có 390 trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có đào tạo CNTT và điện tử viễn thông). Nhiều trường có chất lượng đầu ra rất kém, khiến các sinh viên tốt nghiệp khó xin việc làm dẫn đến ngành CNTT mất dần thương hiệu.

8/23/10

Cách viết các ký tự đặc biệt của bàn phím

Để có những đoạn chữ kỳ quặc tạo ấn tượng như thế này bạn cần phải có những thao tác riêng với một tổ hợp phím trên bàn phím để làm nổi bật tên mình.
Sau đây là những ứng dụng tạo các ký tự lạ của phím Alt trên bàn phím.Giữ phím Alt sau đó gõ tiếp các kí tự sau và thả phím Alt.Chúc mọi người vui vẻ





(¯`•._.•[ (Name) ]•._.•´¯)

¨°o.O (Name) O.o°


×÷•.•´¯`•)» (name) «(•´¯`•.•÷×


• ••^v´¯`×) (name) (×´¯`v^•• •


,.-~*'¨¯¨'*•~-.¸-(_ (name) _)-,.-~*'¨¯¨'*•~-.¸


- - --^[ (name) ]^-- - -


••.•´¯`•.•• (name) ••.•´¯`•.••


`•.¸¸.•´´¯`••._.• (name) `•.¸¸.•´´¯`••._.•


(¯`•._) (name) (¯`•._)


¯¨'*•~-.¸¸,.-~*' (name) ¯¨'*•~-.¸¸,.-~*'


Oº°‘¨ (name) ¨‘°ºO

           Bảng danh sách kí tự các bạn có thể tham khảo tại đây

8/18/10

Tải dữ liệu với Internet Download Manager Beta 6.0

Internet Download Manager (IDM) Beta 6.0 là phiên bản mới nhất giúp cải thiện tốc độ tải dữ liệu từ mạng Internet về máy tính.

Nếu máy tính đang dùng bản IDM cũ, dù người dùng có sử dụng chức năng tự động nâng cấp (Quick Update) thì phiên bản cập nhật mới nhất cũng chỉ là IDM 5.19. Còn để sử dụng được IDM 6.0 Beta cần tải chương trình về tại đây (dung lượng 3,49 MB), rồi tiến hành cài đặt như mọi phiên bản trước.
     
Về cơ bản, giao diện IDM 6.0 Beta không khác mấy so với phiên bản cũ, tuy nhiên dễ nhận ra rằng có một số thay đổi của cá biểu tượng ở thanh công cụ, giao diện bóng bẫy hơn và các tùy chọn được thay đổi vị trí sắp xếp, kèm theo đó là những thay đổi trong thuật toán tăng tốc tải dữ liệu sẽ giúp IDM 6.0 Beta trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Trong phiên bản IDM 6.0 Beta này, những tính năng quen thuộc như tải dữ liệu có tạm dừng (Stop) và tiếp tục từ điểm hiện tại (Resume),… vẫn hoạt động hiệu quả. Để giới hạn tốc độ khi tải mỗi dữ liệu nhằm hạn chế tắt nghẽn đường truyền chọn Download > Speed Limiter > chọn Turn On, rồi vào lại chọn Settings… > nhập tốc độ giới hạn tối đa khi tải mỗi dữ liệu ở ô Maximun download speed for one file, đơn vị tính là KB/giây.


Để tải dữ liệu về tự động theo lịch đã định trước, người dùng cần đưa tất cả đường dẫn chứa dữ liệu cần tải vào danh sách việc làm của IDM. Có thể nhấn Add URL để đưa vào danh sách từng đường dẫn.
Sau đó, chọn tất cả các tập tin trong danh sách hiển thị trên giao diện chính > nhấn chuột phải vào một tập tin bất kì đã chọn > chọn Move to queue > Synchronization queue.
Tiếp theo, nhấn vào biểu tượng Scheduler trên thanh công cụ, chọn thẻ Synchronization queue > thẻ Files in the queue > nhập số lượng tập tin sẽ được phép tải cùng lúc vào ô trống trong dòng Download… files at the same time.
Cuối cùng, nhấn Apply > Start Now. Để tạm dừng việc tải theo lịch đã thiết lập nhấn vào biểu tượng Stop Queue > chọn Stop Synchronization queue.

8/11/10

Cách đơn giản để hẹn giờ trong Windows

Có khá nhiều các ứng dụng giúp hẹn giờ tắt máy tính, nhưng để có được sự đơn giản và thuận tiện nhất người dùng có thể tận dụng công cụ có sẵn của Windows hoặc tích hợp nó vào Task Manager để sử dụng nhanh hơn.
Đầu tiên có thể dùng cửa sổ Run trong Windows để hẹn giờ tắt máy. Với cách này không cần phải cài đặt một công cụ nào khác. Chỉ cần vào Start > Run (hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + R). Sau đó gõ vào shutdown -s -t [thời gian] (trong đó, [thời gian] tính bằng giây).

                                              

Gõ lệnh vào cửa sổ Run.


Chẳng hạn, muốn máy tự động tắt sau 10 giờ thì dòng lệnh sẽ là shutdown -s -t 36000. Còn nếu muốn hủy bỏ lệnh tự tắt máy đã thiết đặt thì dùng câu lệnh shutdown -a.
                                              

Thông báo đếm lùi trong Windows XP.

                                   

Thông báo thời gian sẽ tắt máy trong Windows 7.

                                   

Thông báo đã hủy lệnh tắt máy trong Windows 7.

Ngoài ra người dùng còn có thể tích hợp tính năng hẹn giờ thực hiện các tác vụ Windows vào Task Manager. Để thực hiện công việc này, cần tải công cụ mang tên TaskmgrPro Shutdown Scheduler tại đây. Sau đó, tiến hành cài đặt như các phần mềm thông dụng khác. Sau khi cài đặt, cửa sổ Task Manager sẽ hiện ra kèm theo một thẻ mới có tên Shutdown để thực hiện việc hẹn giờ cho Windows.
Tại thẻ này, chọn hành động mà Windows sẽ phải thực hiện khi đến giờ hẹn tại mục Select Action. Công cụ cung cấp 2 cách tính thời gian hẹn giờ, đó là tính từ thời điểm trở đi một khoảng thời gian nào đó (In… From Now), đến một thời điểm nào đó trong tương lai (At… Localtime). Xong, nhấn Enable Task.
                         

Giao diện TaskmgrPro Shutdown Scheduler khi đang đợi thực hiện tác vụ.

Nếu có tác vụ đang chờ thực hiện mà bạn muốn hủy bỏ thì bạn nhấn vào Disable Task.

8/10/10

5 phần mềm diệt vi rút miễn phí tốt nhất nửa đầu 2010

Trang Techmixer đưa ra danh sách ứng dụng bảo mật không mất phí hàng đầu cho máy tính do đông đảo người dùng bình chọn trong 6 tháng đầu năm.
Bản cập nhật của những phần mềm này trong nửa đầu 2010 tích hợp một loạt cải tiến vượt trội so với nhiều ứng dụng diệt virus miễn phí khác, góp phần nâng cao mức độ bảo mật cho PC.
Panda Cloud Antivirus
Không giống phần mềm diệt vi rút thông thường, Panda Cloud Antivirus ứng dụng công nghệ điện toán đám mây từ server của PandaLabs, giúp cập nhật nhanh hơn các biến thể malware mới. Việc sử dụng công nghệ này cũng làm giảm đáng kể thời gian quét vi rút so với nhiều phần mềm đương thời.
 Ngoài ra, Panda Cloud Antivirus có thể cài đặt song song với ứng dụng diệt virus khác trên máy mà không gây xung đột. Phần mềm tương thích Windows 7, Vista and XP (32 bit).
Phần mềm: Panda Cloud Antivirus
Tác giả: Panda
Phiên bản: 1.0. Giấy phép: Miễn phí, Thương mại
HĐH: Windows 2000/XP/Vista/7



AVG 9 Antivirus Free Edition
Kể từ khi xuất hiện đến nay, AVG Antivirus vẫn luôn được người dùng trên thế giới đánh giá cao. Phiên bản mới nhất AVG 9 được nhà sản xuất tích hợp khá nhiều cải tiến, đặc biệt là về mặt tốc độ quét và khả năng bảo mật.
 Ngoài tính năng chống vi rút tiêu chuẩn, phần mềm này còn có khả năng phát hiện và tiêu diệt spyware, rootkit trên Internet, cảnh báo e-mail hoặc web nguy hiểm. Một tính năng khác là AVG Link scanner cho phép đánh giá độ an toàn của từng website truy cập.
Tác giả: AVG Technologies
Phiên bản: 9.0.790. Giấy phép: Miễn phí
HĐH: Windows 2000/XP/Vista/7
Trang chủ: free.avg.com

Comodo Internet Security Suite
 Bộ phần mềm quét virus miễn phí của hãng Comodo bao gồm Comodo Internet Security, Comodo Antivirus và Comodo Firewall. Ứng dụng sở hữu khả năng diệt sâu máy tính, virus và trojan khá tốt trên desktop cũng như khi online. Phiên bản mới 3.13 được bổ sung thêm nhiều dịch vụ mới, gồm Comodo Secure DNS, Comodo HopSurf…
Tác giả: Komodo
Phiên bản: 4.0.141842.828. Giấy phép: Miễn phí, Thương mại
HĐH: Windows 2000/XP/Vista/7
Trang chủ: www.comodo.com


Avira Antivir 10 Free Edition
Avira Antivir được người dùng đánh giá là một trong những phần mềm quét vi rút miễn phí hiệu quả nhất hiện nay. Bản mới nhất được nhà sản xuất trang bị thêm nhiều thay đổi tích cực, trong đó nổi bật là khả năng quét trực tiếp file đang chạy, tốc độ quét nhanh hơn trên PC có bộ xử lý đa nhân, diệt vi rút triệt để hơn…
Tác giả: Avira
Phiên bản: 10.0.0.567. Giấy phép: Miễn phí
HĐH: Windows 2000/XP/Vista/7, Linux/Unix
Trang chủ: www.free-av.com

Avast 5 Free Antivirus Edition
Cải tiến nổi trội nhất của phiên bản 5 là về mặt giao diện người dùng cộng với một số thay đổi về cơ chế quét, hiệu năng xử lý và bộ nhớ. Đồng thời, Avast 5 Free Antivirus Edition còn cho phép người dùng theo dõi được dung lượng ổ cứng và tài nguyên CPU, từ đó đưa ra cách khắc phục và bảo trì hiệu quả.
Một tính năng hấp dẫn nữa trong bản 5 là tối ưu hóa công cụ quét đa luồng. Cụ thể, chương trình tự động tách các file lớn thành nhiều phần để xử lý riêng biệt trên mỗi nhân, qua đó giúp tăng tốc quá trình quét.
Tác giả: ALWIL Software
Phiên bản: 5.0. Giấy phép: Miễn phí
HĐH: Windows 2000/XP/Vista/7
Trang chủ: www.avast.com