2/14/11

Địa chỉ IP ( IP address)

    Sơ đồ địa chỉ hoá để định danh các trạm (host) trong liên mạng được gọi là địa chỉ IP. Mỗi địa chỉ IP có độ dài 32 bits (đối với IP4) được tách thành 4 vùng (mỗi vùng 1 byte),có thể được biểu thị dưới dạng thập phân, bát phân, thập lục phân hoặc nhị phân.
Cách viết phổ biến nhất là dùng ký pháp thập phân có dấu chấm để tách giữa các vùng. Mục đích của địa chỉ IP là để định danh duy nhất cho một host bất kỳ trên liên mạng.
    Có hai cách cấp phát địa chỉ IP, nó phụ thuộc vào cách ta kết nối mạng. Nếu mạng của ta kết nối vào mạng Internet, địa mạng chỉ được xác nhận bởi NIC (Network Information Center). Nếu mạng của ta không kết nối Internet, người quản trị mạng sẽ cấp phát địa chỉ IP cho mạng này. Còn các host ID được cấp phát bởi người quản trị mạng.
   Khuôn dạng địa chỉ IP: mỗi host trên mạng TCP/IP được định danh duy nhất bởi một địa chỉ có khuôn dạng

- Phần định danh địa chỉ mạng Network Number
- Phần định danh địa chỉ các trạm làm việc trên mạng đó Host Number
Ví dụ 128.4.70.9 là một địa chỉ IP
   Do tổ chức và độ lớn của các mạng con của liên mạng có thể khác nhau, người ta chia các địa chỉ IP thành 5 lớp ký hiệu A,B,C, D, E với cấu trúc được xác định như hình dưới đây

Các bit đầu tiên của byte đầu tiên được dùng để định danh lớp địa chỉ (0-lớp A; 10 lớp B; 110 lớp C; 1110 lớp D; 11110 lớp E).
- Lớp A cho phép định danh tới 126 mạng (sử dụng byte đầu tiên), với tối đa 16 triệu host (3 byte còn lại, 24 bits) cho mỗi mạng. Lớp này được dùng cho các mạng có số trạm cực lớn. Tại sao lại có 126 mạng trong khi dùng 8 bits? Lí do đầu tiên, 127.x (01111111) dùng cho địa chỉ loopback, thứ 2 là bit đầu tiên của byte đầu tiên bao giờ cũng là 0, 1111111(127). Dạng địa chỉ lớp A (network number. host.host.host). Nếu dùng ký pháp thập phân cho phép 1 đến 126 cho vùng đầu, 1 đến 255 cho các vùng còn lại.
- Lớp B cho phép định danh tới 16384 mạng (10111111.11111111.host.host), với tối đa 65535 host trên mỗi mạng. Dạng của lớp B (network number. Network number.host.host). Nếu dùng ký pháp thập phân cho phép 128 đến 191 cho vùng đầu, 1 đến 255 cho các vùng còn lại
- Lớp C cho phép định danh tới 2.097.150 mạng và tối đa 254 host cho mỗi mạng. Lớp này được dùng cho các mạng có ít trạm. Lớp C sử dụng 3 bytes đầu định danh địa chỉ mạng (110xxxxx). Dạng của lớp C (network number. Network number.Network number.host). Nếu dùng dạng ký pháp thập phân cho phép 129 đến 233 cho vùng đầu và từ 1 đến 255 cho các vùng còn lại.
- Lớp D dùng để gửi IP datagram tới một nhóm các host trên một mạng. Tất cả các số lớn hơn 233 trong trường đầu là thuộc lớp D
- Lớp E dự phòng để dùng trong tương lai
Như vậy địa chỉ mạng cho lớp: A: từ 1 đến 126 cho vùng đầu tiên, 127 dùng cho địa chỉ loopback, B từ 128.1.0.0 đến 191.255.0.0, C từ 192.1.0.0 đến 233.255.255.0
Ví dụ:
192.1.1.1 địa chỉ lớp C có địa chỉ mạng 192.1.1.0, địa chỉ host là 1
200.6.5.4 địa chỉ lớp C có địa chỉ mạng 200.6.5, địa chỉ mạng là 4
150.150.5.6 địa chỉ lớp B có địa chỉ mạng 150.150.0.0, địa chỉ host là 5.6
9.6.7.8 địa chỉ lớp A có địa chỉ mạng 9.0.0.0, địa chỉ host là 6.7.8
128.1.0.1 địa chỉ lớp B có địa chỉ mạng 128.1.0.0, địa chỉ host là 0.1

Theo tài liệu "Trung tâm điện toán truyền số liệu KV1"

Subnet Mask - Cách chia

PS: Trước khi đọc bài viết này, bạn cần nắm rõ về địa chỉ IP
Khi chia 1 Mạng ra thành nhiều mạng con, thì các mạng con được gọi là Subnet....Mình có thể hiểu nôm na là Subnet Mask để tăng số NetworkID lên và tránh lãng phí HostID dư thừa không dùng đến
Cách chia (Tham khảo tại 1 số diễn đàn QT mạng)
-  Subnet Mask của lớp A bằng 255.0.0.0 có nghĩa rằng ta dùng 8 bits, tính từ trái qua phải (các bits được đặt thành 1), của địa chỉ IP để phân biệt các NetworkID của Class A. Trong khi đó, các bits còn sót lại (trong trường hợp Class A là 24 bits đuợc đặt thành 0) được dùng để biểu diễn computers, gọi là HostID.
Dưới dạng nhị phân Subnet Mask của lớp A bằng : 11111111.00000000.00000000.00000000
- Tương tự Subnet Mask của lớp B bằng 255.255.0.0  | 11111111.11111111.00000000.00000000
                                         lớp C bằng 255.255.255.0 | 11111111.11111111.11111111.00000000

Vấn đề Subneting và các ví dụ liên quan
Hãy xét đến một địa chỉ IP class B, 139.12.0.0, với subnet mask là 255.255.0.0 (có thể viết là: 139.12.0.0/16, ở đây số 16 có nghĩa là 16 bits được dùng cho NetworkID). Một Network với địa chỉ thế nầy có thể chứa 65,534 nodes hay computers (65,534 = (2^16) –2 ) . Đây là một con số quá lớn, trên mạng sẽ có đầy broadcast traffic.
Giả sử chúng ta chia cái Network nầy ra làm bốn Subnet. Công việc sẽ bao gồm ba bước:
1) Xác định cái Subnet mask
2) Liệt kê ID của các Subnet mới
3) Cho biết IP address range của các HostID trong mỗi Subnet
Bước 1: Xác định cái Subnet mask
Để đếm cho đến 4 trong hệ thống nhị phân (cho 4 Subnet) ta cần 2 bits. Công thức tổng quát là:
Y = 2^X
mà Y = con số Subnets (= 4)
X = số bits cần thêm (= 2)
Do đó cái Subnet mask sẽ cần 16 (bits trước đây) +2 (bits mới) = 18 bits
Địa chỉ IP mới sẽ là 139.12.0.0/18 (để ý con số 18 thay vì 16 như trước đây). Con số hosts tối đa có trong mỗi Subnet sẽ là: ((2^14) –2) = 16,382. Và tổng số các hosts trong 4 Subnets là: 16382 * 4 = 65,528 hosts.
Bước 2: Liệt kê ID của các Subnet mới
Trong địa chỉ IP mới (139.12.0.0/18) con số 18 nói đến việc ta dùng 18 bits, đếm từ bên trái, của 32 bit IP address để biểu diễn địa chỉ IP của một Subnet.
Subnet mask trong dạng nhị phân
Subnet mask

11111111 11111111 11000000 00000000
255.255.192.0


Như thế NetworkID của bốn Subnets mới có là:

Subnet
Subnet ID trong dạng nhị phân
Subnet ID

1
10001011.00001100.00000000.00000000
139.12.0.0/18

2
10001011.00001100.01000000.00000000
139.12.64.0/18

3
10001011.00001100.10000000.00000000
139.12.128.0/18

4
10001011.00001100.11000000.00000000
139.12.192.0/18


Bước 3: Cho biết IP address range của các HostID trong mỗi Subnet
Vì Subnet ID đã dùng hết 18 bits nên số bits còn lại (32-18= 14) được dùng cho HostID.
Nhớ cái luật dùng cho Host ID là tất cả mọi bits không thể đều là 0 hay 1.

Subnet
HostID IP address trong dạng nhị phân
HostID IP address Range

1
10001011.00001100.00000000.00000001 - 10001011.00001100.00111111.11111110
139.12.0.1/18 -139.12.63.254/18

2
10001011.00001100.01000000.00000001 - 10001011.00001100.01111111.11111110
139.12.64.1/18 -139.12.127.254/18

3
10001011.00001100.10000000.00000001 - 10001011.00001100.10111111.11111110
139.12.128.1/18 -139.12.191.254/18

4
10001011.00001100.11000000.00000001 - 10001011.00001100.11111111.11111110
139.12.192.0/18 –139.12.255.254
Bạn có để ý thấy trong mỗi Subnet, cái range của HostID từ con số nhỏ nhất (màu xanh) đến con số lớn nhất (màu cam) đều y hệt nhau không?
Bây giờ ta thử đặt cho mình một bài tập với câu hỏi:
Bạn có thể dùng Class B IP address cho một mạng gồm 4000 computers được không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Chỉ cần làm một bài toán nhỏ.
Giả sử cái IP address là 192.168.1.1. Thay vì bắt đầu với Subnet mask, trước hết chúng ta tính xem mình cần bao nhiêu bits cho 4000 hosts.
Con số hosts ta có thể có trong một network được tính bằng công thức:
Y = (2^X –2)
 Host ID là tất cả mọi bits không thể đều là 0 hay 1.
4094 = (2^12 –2)
X = 12 , ta cần 12 bits cho HostIDs, do đó Subnet mask sẽ chiếm 20 (=32-12) bits.
Quá trình tính toán nói trên nầy mang tên là Variable Length Subnet Mask(VLSM).
Supernetting
Giả sử mạng của ta có 3 Subnets:
Accounting: gồm 200 hosts
Finance : gồm 400 hosts
Marketing: gồm 200 hosts
Bạn hòa mạng với Internet và được Internet Service Provider (ISP) cho 4 Class C IP addresses như sau:
192.250.9.0/24
192.250.10.0/24
192.250.11.0/24
192.250.12.0/24

Bạn có 3 segments và bạn muốn mỗi segment chứa một Network.
Bây giờ bạn làm sao?
Địa chỉ IP trong Class C với default subnet mask 24 cho ta con số Hosts tối đa trong mỗi Network là
[(2^X) – 2] = (2^8) – 2 = 254. Như thế segments Accounting và Marketing không bị trở ngại nào cả.
Nhưng ta thấy Segment Finance cần thêm 1 bit mới đủ. Ta làm như sau:
Bước 1: Liệt kê Network IP addresses trong dạng nhị phân
192.250.9.0/24 11000000 11111010 00001001 00000000 (1)
192.250.10.0/24 11000000 11111010 00001010 00000000 (2)
192.250.11.0/24 11000000 11111010 00001011 00000000 (3)
192.250.12.0/24 11000000 11111010 00001100 00000000 (4)

Bước 2: Nhận diện network prefix notation
23 bits đầu (từ trái qua phải) của 2 network IP address (2) and (3) đều giống nhau.
Nếu chúng ta thu Subnet mask từ 24 xuống 23 cho (2) và (3) ta sẽ có một Subnet có thể cung cấp 508 hosts.
IP address của mỗi segment trở thành:
Accounting: gồm 200 hosts: 192.250.9.0/24
Finance: gồm 400 hosts: 192.250.10.0/23
Marketing: gồm 200 hosts: 192.250.12.0/24
Bây giờ IP address 192.250.11.0 trở thành một HostID tầm thường trong Subnet 192.250.10.0/23.
Quá trình ta làm vừa qua bằng cách bớt số bits trong Subnet mask khi gom hai hay bốn (v.v..) subnets lại với nhau để tăng con số HostID tối đa trong một Subnet, được gọi là SUPERNETTING.
Supernetting đuợc dùng trong router bổ xung CIDR (Classless Interdomain Routing và VLSM (Variable Length Subnet Mask).
Và luôn luôn nhớ rằng trong internetwork, NETWORK ID phải là địa chỉ độc đáo (unique).
<Còn nữa....>

2/11/11

Cách tạo lập trang (Fan page) trên facebook (FB)

Cách tạo lập trang (Fan page) trên facebook (FB). Nhiều bạn thắc mắc làm sao để được làm Admin trang Facebook, đó là khi chúng ta tự lập 1 trang FB hoặc người khác lập nhưng chỉ định bạn làm Admin.
Facebook - nhà mạng xã hội ngày càng được nhiều người biết đến. Là 1 người chơi blogger mình thấy FB rất cần cho việc quảng cáo Blog của mình. Việc lập trang Facebook khá đơn giản.
Còn với việc tạo trang FB bạn có thể thu hút được nhiều fan của mình, trang facebook nó cũng như 1 site các nhân cuả bạn. Hiện tại Facebook có những trang Shop bán hàng rất hiệu quả, Page Facebook đang có nhiều mục đích sử dụng hơn. Shop bán hàng, giới thiệu sản phẩm, Fan Club,... đều được tạo lên và không thể thiếu ở Facebook.
Để tạo được trang FB các bạn làm những bước sau đây: (Cập nhật hướng dẫn mới nhất)
1. Vào trang http://www.facebook.com/pages/ xuất như hình dưới. Nhấp vào "Tạo trang" phía bên phải màn hình của bạn:
Cách tạo lập trang (Fan page) trên facebook (FB). hướng dẫn tạo fan like người hâm mộ


 Tiếp theo chọn chủ đề trang mà bạn muốn tạo, và tùy chọn các mục trong đó. Có hình như bên dưới
Cách tạo lập trang (Fan page) trên facebook (FB) hướng dẫn mới nhất, Create Pages FB

Các bạn lựa chọn nội dung Pages của mình cho phù hợp. Khi tạo Facebook có đưa ra 1 số yêu cầu, mấy lựa chọn linh tinh đó mà :)
Vậy là tạo xong trang trên FB. Công việc là làm sao để thu hút được sự quan tâm của nhìu Fan càng tốt nhé các bạn. Như thế sẽ quảng bá được trang của mình rộng rãi hơn.
Ủng hộ itviet360 bằng 1 cái LIKE nhé :)
Chúc các bạn thành công với những trang facebook của mình.
Nếu gặp vấn đề gì về sử dụng Facebook. Hãy liên hệ với itviet360 để được hướng dẫn chi tiết.

2/8/11

Cách ghép hình ảnh bằng (trong) Photoshop (PS) đơn giản

Lang thang ở 1 số trang trình bày về cách ghép hình ảnh bằng Photoshop thấy khá thú vị. Tuy nhiên 1 số trang trình bày khó hiểu với 1 người nghiệp dư Photoshop như mình. Cách ghép hình  ảnh đơn giản dưới đây mình giới thiệu đủ đáp ứng cho các bạn trong việc ghép hình ảnh
Qua đó mình tìm được 1 cách có thể nói là đơn giản để ghép 2 hình ảnh với nhau. Dùng công cụ Move Tool. 
Move Tool
Cách ghép cụ thể như sau:
Đầu tiên các bạn mở 2 hình mình muốn ghép lại với nhau. ( ví dụ mình chọn 2 hình bên dưới )
Cao bồi Võ Hoài Linh, cao bồi miền tây thứ thiệt, xem ảnh hài mới nhất 2013
Hình 1: Cao bồi Võ Hoài Linh
Hình ảnh miền tây nước Mỹ, mien tay USA
Hình 2: Hình ảnh miền Tây nước Mỹ
Sau khi các bạn mở 2 hình mà không thấy hiển thị được cả 2 thì các bạn chọn
Sau khi các bạn mở hình mà không thấy hiển thị được cả 2 hình ảnh thì các bạn chọn Window -> Arrange -> Tile vertically để hiển thị 2 hình ảnh bạn muốn ghép.
Ghép nhiều hình ảnh làm 1, cách ghép hình hình ảnh lại với nhau đơn giản nhât

Nếu 2 hình của bạn ghép chưa phù hợp với kích thước của nhau thì các bạn có thể dùng PS để thay đổi kích thước của hình ảnh bằng thao tác Image -> Image size. Nếu chỉnh cho size lớn lên thì hình ảnh bị mờ chút. Vì vậy các bạn nên chỉnh hình lớn xuống sao cho bằng hình nhỏ.
Các bạn thấy 2 hình muốn ghép với nhau có vẻ ổn thì bắt đầu nhé. Chọn công cụ Move Tool để kéo hình 1 bạn muốn ghép vào hình 2. Tùy chỉnh theo ý muốn của bạn (đẹp là được). Các bạn thay đổi kích thước hình ảnh, độ xoay bằng cách chình các thông số như hình dưới đây
Thay doi gia tri do xoay, kich thuoc trong hinh anh photoshop
Sau đó các bạn bôi đi những phần muốn bỏ (Công cụ Eraser Tool). Đối với nhưng chi tiết nhỏ thì các bạn phóng lớn hình ảnh lên để dễ nhìn và bôi dễ dàng hơn. Nếu chẳng may các bạn bôi quá vào phần các bạn không muốn bôi thì các bạn bấm Ctrl+Z
Kết quả ghép 2 hình mình được như sau:
Vo Hoai Linh cam sung cao boi mien tay, hai hoai linh moi nhat 2013

Hiện tại mình đang dùng PS3 bản không cài đặt. Nếu ai cần bản đó thì comment để lại email mình gửi qua.
.....
Bản Photoshop CS6 này có khá nhiều bạn yêu cầu.
Các bạn có thể xem và Download tại bài viết: download photoshop cs6 portable tải phần mềm
!
Chúc các bạn thành công

2/7/11

Cấu hình OSPF - OSPF routing - Định tuyến OSPF

1.Khái niệm OSPF
- OSPF là giao thức định tuyến dạng Link-State dựa trên chuẩn mở được phát triển để thay thế phương thức Distance Vector (RIP). OSPF phù hợp với mạng lớn, có khả năng mở rộng, không bị loop trong mạng.
- Ưu điểm của OSPF:
+ Tốc độ hội tụ nhanh.
+ Hỗ trợ mạng con (VLSM).
+ Có thể áp dụng cho mạng lớn.
+ Chọn đường theo trạng thái đường link hiệu quả hơn Distance Vector.
+ Đường đi linh hoạt.
+ Hỗ trợ xác thực (Authenticate).
Trong 1 hệ thống dùng distance vector (RIP) thì một mạng đích quá 15 router thì không thể đến được. Điều này làm kích thước mạng dùng RIP nhỏ, khả năng mở rộng kém. OSPF thì không bị giới hạn về kích thước, tăng khả năng mở rộng.
- OSPF có thể cấu hình theo nhiều vùng (area), bằng cách này có thể giới hạn lưu thông trong từng vùng. Thay đổi vùng này không ảnh hưởng đến vùng khác . Do vậy khả năng mở rộng rất cao
2. Đặc điểm của OSPF
- Sử dụng vùng (area) để giảm yêu cầu về CPU, bộ nhớ của router OSPF cũng như lưu lượng định tuyến và có thể xây dựng hierarchical internetwork topologies (Mạng phân cấp).
- Là giao thức định tuyến dạng lớp nên hỗ trợ được VLSM và discontigous network (Mạng không liên tục).
- Sử dụng địa chỉ multicast 224.0.0.5 (all SPF router) 224.0.0.6 (DR và BDR router) để gửi các thông điệp Hello và Update.
- Có khả năng hỗ trợ chứng thực dạng plain text và dạng MD5
- Có khả năng hỗ trợ loại hình dịch vụ (Type of Service).
3. Câu lệnh và cách cấu hình
- Định nghĩa OSPF là giao thức định tuyến IP
Router(config)#router ospf process-id
- Gán mạng tới một khu vực OSPF cụ thể
Router(config-router)#network address mask area area-id
- Kiểm tra xác nhận OSPF đã được cấu hình
Router#show ip protocols
- Hiển thị tất cả các tuyến đường của router
Router#show ip route
- Diện tích hiển thị ID và thông tin kề
Router#show ip ospf interface
- Hiển thị OSPF-Router hàng xóm thông tin về một cơ sở cho mỗi giao diện
Router#show ip ospf neighbor
Ví Dụ
Cách đặt Ip cho interface mình không trình bày nữa, mình chỉ trình bày ví dụ cơ bản này.
OSPF
 Các bạn có thể xem thêm
Cấu hình EIGRP
Cấu hình IGRP
Cấu hình RIP v1&v2
Cấu hình Static route - Định tuyến tĩnh

Chúc Các Bạn Học Tập Tốt