1/27/11

Cấu hình EIGRP - EIGRP config - EIGRP routing

Phát triển dựa trên cơ sở của IGRP
Lý thuyết về EIGRP
1. Giới thiệu
- EIGRP là giao thức riêng cảu Cisco, ra đời vào năm 1994, được phát triển từ giao thức IGRP.
    EIGRP có hỗ trợ định tuyến liên miền không theo lớp địa chỉ (CIDR - Classless interdomain routing) và cho phéo người thiết kế mạng tối ưu bằng giao thức địa chỉ bằng VLSM. So với IGRP, EIGRP có thời gian hội tự nhanh hơn, có khả năng mở rộng tốt hơn, và khả năng chống loop cao hơn.
EIGRP còn thay thế được cho giao thức Novell routing infomation protocol (Novell RIP) và Apple Talk routing table maintenance Protocol (RTMP) để phục vụ tốt cho cả 2 mạng IPX và Apple Talk
EIGRP còn được xem là giao thức lai vì nó kết hợp các ưu điểm của định tuyến theo vecto và định tuyến theo đường liện kết
   Những ưu điểm tốt nhất của OSPF như  thông tin cập nhật, phát hiện router láng giềng...được đưa vào EIGRP. Tuy nhiên cấu hình EIGRP lại đơn giản hơn OSPF
==> EIGRP là 1 sự lựa chọn lý tưởng cho các mạng lớn, đa giao thức được xây dựng dựa trên các Cisco router
2. Đặc điểm EIGRP
- EIGRP hoạt động khác với IGRP. Về bản chất nó là 1 giao thức định tuyến theo vecto khoảng cách nâng cao nhưng khi cập nhật và bảo tì thông tin láng giềng, thông tin định tuyến thì nó lại theo trạng thái đường liên kết
- Tốc độ hội tụ nhanh
- Sử dụng băng thông hiệu quả
- Có hỗ trợ VLFM ( Variable - Length Subnet Mask ) và CIDR ( Classless Interdomain Routing )
- Hỗ trợ cho nhiều giao thức mạng khác nhau
- Không phụ thuộc vào giao thức định tuyến
( Nếu tìm hiểu kĩ hơn thì các bạn tìm hiểu thêm về thuật toán của EIGRP )
3. So sánh EIGRP và IGRP
- Số liệu tương tự
- Tương tự cân bằng tải
- Cải thiện thời gian hội tụ
- Giảm chi phí mạng
4. Cấu hình
- Câu lệnh
+ Định nghĩa EIGRP là giao thức định tuyến IP
Router(config)#router eigrp autonomous-system
+ Lựa chọn mạng tham gia vào mạng
Router(config-router)#network network-number
+ Hiển thị thông tin láng giềng
Router#show ip eigrp neighbors
+ Hiển thị địa chỉ IP EIGRP có cấu trúc liên kết
Router#show ip route eigrp
+ Hiển thị các thông số và trạng thái hiện tại của quá trình hoạt động giao thức định tuyến
Router#show ip protocols
+ Hiển thị số lượng các gói tin IP EIGRP được gửi và nhận
Router#show ip eigrp traffic
Dưới đây là hình ảnh chi tiết về cách cấu hình EIGRP
 Trên đây mình đã trình bày cơ bản về EIGRP


Chúc các bạn học tập tốt

1/21/11

Táo quân dâng sớ

Cứ đáo lệ cuối năm tổng kết
Táo hân hoan tắt bếp lên chầu
Cả năm chờ đợi đã lâu
Hăm ba tháng chạp, lên tâu Ngọc Hoàng.
Triều thần tiếp hai hàng chu đáo
Thượng Đế chờ nghe Táo tâu ra
Táo rằng: Năm Cọp vừa qua...
Nhìn chung bối cảnh nước nhà đi lên.

Một nén nhang trước thềm năm Mão
Khấn đất trời thuận thảo, bình an
Vừa qua “đại lễ ngàn năm”
Xem như cũng đã thành công tuyệt vời.

Báo tin vui để Trời được rõ
Ngô Bảo Châu vừa nổ tiếng vang
Đưa nền toán học Việt Nam
Ngang tầm bốn biển, xứng hàng năm châu.


- Nay truyền Táo hãy tâu trẫm biết
Chuyện mùa màng, thời tiết thuận không?

Năm qua trời nổi gió dông
Thủy Tinh giận dữ,
miền Trung hoang tàn.
Trận lũ lụt kinh hoàng, lịch sử
Tội dân tình lãnh đủ, Trời ơi!

- Trẫm nghe, lòng những ngậm ngùi
Tình hình khắc phục nay thời ra sao?

Cả nước lo lao vào cứu trợ
“Lá rách” đang nhờ ở “lá lành”
Sẵn đây xin hỏi Trời xanh:
- Liệu rằng sẽ có những anh... “chuột chù”?

- Táo khéo lo chận đầu, chận đít
Bộ trần gian đã hết chuyện thưa
Ta nghe dịch bệnh từa lưa H1N1, lại vừa “tai xanh”?

Năm qua dịch hoành hành bá đạo
Người chăn nuôi điên đảo, kêu la
Gà, heo... tiêu hủy đại trà
Thần e hết dịch, dân đà trắng tay.

Dân thành phố năm này khốn khổ
Đường sá nay đầy “hố tử thần”
Chẳng may lỡ bước sa chân
Sụp vào oan mạng, tử thần rước ngay.

- Ở trên cao, việc này trẫm biết
Trách các ngành “bị điếc” không hay
Hằng năm nhắc mãi chuyện này
Nghe hoài kẹt, ngập... ta đây phát nhàm!

Chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm
Trời muốn nghe, Táo bẩm cho nghe!
Phoọc-môn, hóa chất, hàn the...
Cá tôm, thực phẩm... mua về tẩm vô.

Đổ bùn đen, lấp mồ người chết
Bọn làm ăn đã hết lương tâm
“Giáo dê” giở thói “ba lăm”
Dùng tiền cưỡng ép mua dâm học trò.

Nay đại họa nỗi lo bằng giả
Các sếp đem của nả ra mua
Mảnh bằng tậu bởi tiền đô
Có bằng, củng cố “ghế, ô” vững vàng.

- Nay Táo kể rõ ràng cặn kẽ...
Chuyện học hành tuổi trẻ khắp nơi
Ta nghe cải cách rối nùi
Học hành, thi cử nay thời ra sao?

Chuyện giáo dục năm nào cũng vậy
Đám học trò phải chạy như điên
Giáo khoa chỉnh sửa triền miên
Thị trường sách lậu làm điên cái đầu.

Việc thi cử vượt rào qui chế
Loạn cào cào bất kể đúng sai
Thế nên lắm chuyện khôi hài
Có trò đậu đến những... hai chục trường!

Thêm hiểm họa học đường bạo lực
Ghêm on-lai tràn ngập hoành hành
Đạo đức tuột dốc chẳng phanh
Đang chờ giải pháp bộ, ngành ra tay.

Nữ sinh giữa ban ngày đánh bạn
Tung “ảnh nghèo” lên mạng tràn lan
Diễn viên, người mẫu... “lộ hàng”
Trần gian mới có, thiên đàng thấy đâu.

Nay sẵn trớn xin tâu Thượng Đế
Dẫu dông dài Táo kể ra luôn
Điện, xăng tăng giá thất thường
Sông ngòi ô nhiễm, môi trường chết toi.

Thuốc tân dược trổ mòi tăng giá
Bệnh nhân nghèo muốn vã mồ hôi
Năm qua lại chuyện nực cười
Loạn thi hoa hậu khắp nơi lình xình.

Chợ thi công, làm xong “đắp chiếu”
Trường xây rồi, “mót tiểu”... nhịn luôn
Tuồng gì là kẻ bất lương
Xây cầu - cầu sập, làm đường - đường hư.

Việc cải tạo, trùng tu di tích
Chẳng khác chi “diễn kịch” giữa đời
Bao nhiêu tiền của, mồ hôi
Đổ vào “tấn kịch” để cười... mà đau.

- Thôi, trẫm đã bắt đầu... xây xẩm
Táo ngưng giùm, chớ bẩm chi thêm!
Xuân nay ta chúc trăm miền
An khang thịnh vượng, vững bền, sáng tươi.

Bẩm, còn đây là blog Vũ Phong
Blog vui, chia sẻ kiến thức
Đút 3G Táo chỉ cho Hoàng thấy
Chuyên trang thư giãn thật hay
Ngọc Hoàng hớn hở, mặt tươi suốt ngày.

Triều thần đứng dậy bắt tay
Táo liền cáo biệt về ngay dương trần.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Theo TTC
Chúc các bạn vui vẻ

1/20/11

Cấu hình IGRP - IGRP config - Định tuyến động

Tiếp theo của Dynamic routing dưới đây là cấu hình IGRP
1. Giới thiệu IGRP
IGRP là một giao thức định tuyến nội và định tuyến theo vectơ khoảng cách.
Giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách chọn lựa đường đi bằng cách so sách vectơ khoảng cách. Router chạy giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách thực hiện bảng định tuyến theo định kỳ cho các router láng giềng. Dựa vào thông tin cập nhật, router thực hiện có 2 nhiệm vụ sau:
- Xác định mạng đích mới.
- Cập nhật sự cố về đường đi trên mạng. IGRP là giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách do Cisco phát triển nên. IGRP thực hiện cập nhật theo chu kỳ 90 giây / lần và chỉ gửi thông tin cập nhật trong phạm vi 1 hệ tự quản.
IGRP sử dụng 1 số kĩ thuật để tăng tính ổn định trong hoạt động định tuyến của nó như: Holdown, Split horizon, Poison reverse...
- Thời gian holddown được sử dụng để trách cho router cập nhật những thông tin được phát ra do chu kỳ cập nhật nhưng lại là những thông tin cũ , chưa được cập nhật mới.
- Split horizons là nguyên tắc giúp cho router tránh bị lặp vòng bằng cách ngăn không cho router gửi lại những thông tin cập nhật một hướng mà nó vừa nhận được từ chính hướng đó.
- Poison reverse có thể tránh được nhiều vòng lặp
- Thời gian invalaid cho biết trong khoảng thời gian bao lâu thì router vẫn thực hiện gửi thông tin cập nhật bình thường về một đường nào đó trước khi xác nhận chắc chắn là con đường đó không còn sử dụng được nữa.
- Flush timer (thời gian xóa) là khoảng thời gian mà router phải chờ trước khi thật sự xóa một con đường trong bảng định tuyến.

2. Đặc điểm
- Khả năng thích ứng với các cấu trúc mạng phức tạp và không xác định
- Khả năng linh hoạt với các đặc tính băng thông và độ trễ khác nhau.
- Khả năng mở rộng cho hệ thống mạng lớn
Mặc định thì IGRP sử dụng băng thông và độ trễ làm thông số định tuyến. Ngoài ra IGRP còn có thể cấu hình để sử dụng nhiều thông số khác để định tuyến
3. Cấu hình
Về cơ bản, các câu lệnh trong định tuyến động tương đối giống nhau. IGRP ra đời sau phiên bản RIP, nó khắc phục được nhược điểm của RIP
  •  Định nghĩa IGRP là giao thức định tuyến IP Router(config)#router igrp autonomous-system
  • Lựa chọn mạng tham gia Router(config-router)#network network-number
  • Các lệnh kiểm tra và xử lí lỗi sai thể hiện trong IGRP Router#show ip protocols
    Router#show ip route
    Router#show ip igrp transactions
    Router#debug ip igrp events
    Router#debug ip igrp transactions
    Router#ping
    Router#Traceroute
  • Ngoài ra còn 1 số lệnh kiểm tra thông số của IGRP Router#show interface interface
    Router#show running-config
    Router#show running-config interface interface
    Router#show running-config | begin interface interface
    Router#show running-config | begin igrp
    Router#show ip protocols
Ví dụ: Để kiểm tra xem cổng Ethernet đã được cấu hình đúng chưa thì bạn dùng lệnh Router#show interface f0/0
------------------------------------------------------------------------------------
Xem static route để hiểu thêm về cách cấu hình interface
Mong được chia sẻ kiến thức cùng các bạn

1/18/11

Cấu hình RIP ( v1 & v2 ) - RIP routing (v1 & v2) - Configuring RIP

Cấu hình RIP ( v1 & v2 ) - RIP routing (v1 & v2) - Configuring RIP - version 1 - version 2
Như đã giới thiệu ở phần dynamic routing. Cấu hình RIP nằm trong Dynamic routing. Về cấu hình RIP trong bài viết này cũng xin trình bày 1 số vẫn đề sau:
1. Tiến trình của RIP
IP RIP được mô tả chi tiết trong 2 văn bản. Văn bản đầu tiên là RFC1058 và văn bản thứ 2 là Tiêu chuẩn Internet(STD)56.
RIP được phát triển trong nhiều năm bắt đầu từ phiên bản 1 (RIPv1)
RIP chỉ là giao thức định tuyến theo lớp địa chỉ cho đến phiên bản 2(RIPv2)
RIP trở thành giao thức định tuyến không theo lớp địa chỉ.
RIPv2 có những ưu điểm hơn như sau:
- Cung cấp thêm nhiều thông tin định tuyến hơn.
- Có cơ chế xác minh giữa các router khi cập nhật để bảo mật cho bảng định tuyến
- Có hỗ trợ VLSM(variable Length Subnet Masking-Subnet mask có chiều dài khác nhau)
RIP tránh định tuyến lặp vòng đếm đén vô hạn bằng cách giới hạn số lượng hop tối đa cho phép từ máy gửi đến máy nhận, số lương hop tối đa cho mỗi con đường là 15. Đối với các con đường mà router nhận được từ thông tin cập nhật của router láng giềng, router sẽ tăng chỉ số hop lên 1 vì router xem bản thân nó cũng là 1 hop trên đường đi. Nếu sau khi tăng chỉ số hop lên 1 mà chỉ số này lớn hơn 15 thì router sẽ xem như mạng đích không tương ứng với con đương này không đến được. Ngoài ra, RIP cũng có đặc tính tương tự như các giao thức định tuyến khác
* CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA RIP
+ Là giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách.
+ Thông số định tuyến là số lương hop.
+ Nếu gói dữ liệu đến mạng đích có số lượng hop lớn hơn 15 thì gói dữ liệu đó sẽ bị huỷ bỏ.
+ Chu kỳ cập nhật mặc định là 30 giây.
2. Cấu hình RIP
Lệnh router rip dùng để khởi động RIP. Lênh network dùng để khai báo những cổng giao tiếp nào của router được phép chạy RIP trên đó. Từ đó RIP sẽ bắt đầu gửi và nhận thông tin cập nhật trên các cổng tương ứng RIP cập nhật thông tin định tuyến theo chu kỳ. Khi router nhận được thông tin cập nhật có sự thay đổi nào đó thì nó sẽ cập nhật thông tin mới vào bảng định tuyến. Đối với những con đường tới mạng đích mà router học được từ router láng giềng thì nó sẽ tăng chỉ số hop lên 1 địa chi nguồn của thông tin cập nhật này sẽ là địa chỉ trạm kế tiếp RIP chỉ chon một con đường tốt nhất đến mạng đích, tuy nhiên nó cũng có thể sử dụng nhiều con đường có chỉ số bằng nhau đến cùng 1 đích.
Chúng ta có thể cấu hình cho RIP thực hiên cập nhật tức thời khi cấu trúc mạng thay đổi bằng lệnh ip rip triggered Lệnh này chỉ áp dụng cho cổng serial của router. Khi cấu trúc mạng thay đổi, router nào nhận biết được sự thay đổi đầu tiên sẽ cập nhật vào bảng định tuyến của nó trước, sau đó nó lập tức gửi thông tin cập nhật cho các router khác để thông báo về sự thay đổi đó. Hoạt động này là cập
nhật tức thời va nó xảy ra hoàn toàn độc lập với cập nhật đinh kỳ.
Câu lệnh cấu hình RIP
Router(config)#router rip – khởi động giao thức định tuyến RIP.
Router(config)#version - Chọn version 1 or 2 của RIP
Router(config- router)#network network-number - Khai báo các mạng mà RIP được phép chạy trên đó
Ví dụ về RIP
 - chọn RIP làm giao thức định tuyến cho Router
A(config)#router rip
- Khai báo mạng kết nối trực tuyến vào Router
A(config- router)#network 172.16.0.0
A(config- router)#network 10.0.0.0

Để kiểm tra phương thức cấu hình và các thông tin liên quan ta dùng lệnh
A#show ip protocols
A#show ip route
A#debug ip rip

Ngoài ra để kiểm tra cấu hình RIP còn 1 số lệnh khác
Show interface interface
Show ip interface interface.
Show running –config


Bạn tham khảo bài viết cấu hình static route để tham khảo các câu lệnh cấu hình interface
Các bài viết Dynamic routing liên quan: ( đang cập nhật )

Chúc các bạn học tập tốt

1/14/11

Định tuyến động - Dynamic routing - Dynamic route

Lý thuyết về Dynamic routing và các cấu hình cơ bản
1. Giới thiệu
- K/n Dynamic Routing: Định tuyến động chiếm ưu thế trên mạng Internet ngày nay. Các đường đi tự động được cập nhật bởi router. Đường đi đến đích có tính linh hoạt
- Các kiểu định tuyến động:
+ IS-IS(Intermediate System-to-Intermediate System )
+ RIP(Routing Information Protocol)
+ IGRP(Interior Gateway Routing Protocol)
+ EIGRP(Enhanced IGRP)
+ OSPF(Open Shortest Path First)
+ BGP (Border Gateway Protocol)
2. Thuật toán tìm đường
2.1 Distance Vector routing ( Định tuyến theo vector khoảng cách )
Thuật toán vectơ khoảng cách (hay còn gọi là thuật toán Bellman-Ford)yêu cầu mỗi router gửi một phần hoặc toàn bộ bảng định tuyến cho các router láng giềng kết nối trực tiếp với nó .Dựa vào thông tin cung cấp bởi các router láng giềng ,thuật toán vectơ khoảng cách sẽ lựa chọn đường đi tốt nhất .

Sử dụng các giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách thường tốn ít tài nguyên của hệ thống nhưng tốc độ đồng bộ giữa các router lại chậm và thông số được lựa chọn đường đi có thể không phù hợp với những hệ thống mạng lớn. Chủ yếu các giao thức định tyến theo vectơ khoảng cách chỉ xác định đường đi bằng
khoảng cách (số lượng hop) và hướng đi (vectơ) đến mạng đích.Theo thuật toán này ,các router sẽ trao đổi bảng định tuyến với nhau theo định kỳ .Do vậy ,loại định tuyến này chỉ đơn giản là mỗi router chỉ trao đổi bảng định tuyến với các router láng giềng của mình .Khi nhận được bảng định tuyến từ router láng giềng ,router sẽ lấy con đường nào đến mạng đích có chi phí thấp nhất rồi cộng thêm khoảng cách của mình vào đó thành một thông tin hoàn chỉnh về con đường đến mạng đích với hướng đi ,thông số đường đi từ chính nó đến đích rồi đưa vào bảng định tuyến đó gửi đi cập nhật tiếp cho các router kế cận khác .RIP và IGRP là 2 giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách . ( RIP ver1 & ver2, IGRP & EIGRP )

Chuyển bảng định tuyến cho router láng giềng theo định kỳ và tính lại vectơ khoảng cách

2.2 Link State routing ( trạng thái đường liên kết )  
Thuật toán chọn đường theo trạng thái đường liên kết (hay còn gọi là thuật toán chọn đường ngắn nhất ) thực hiện trao đổi thông tin định tuyến cho tất cả các router khi bắt đầu chạy để xây dựng một bản đồ đầy đủ về cấu trúc hệ thống mạng. Mỗi router sẽ gửi gói thông tin tới tất cả các router còn lại. Các gói này mang thông tin về các mạng kết nối vào router .Mỗi router thu thập các thông tin này từ tất cả các router khác để xây dựng một bản đồ cấu trúc đầy đủ của hệ thống mạng. Từ đó router tự tính toán và chọn đường đi tốt nhất đến mạng đích để đưa lên bảng định tuyến .Sau khi toàn bộ các router đã được hội tụ thì giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết chỉ sử dụng gói thông tin nhỏ để cập nhật ,về sự thay đổi cấu trúc mạng chứ không gửi đi toàn bộ bảng định tuyến .Các gói thông tin cập nhật này được truyền đi cho tất cả router khi có sự thay đổi xảy ra, do đó tốc độ hội tụ nhanh hơn so với giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách,nên giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết ít bị lặp vòng hơn .Mặc dù các giao thức loại này ít bị lỗi về định tuyến hơn nhưng lại tiêu tốn nhiều tài nguyên hệ thống hơn .Do đó chúng mắc tiền hơn nhưng bù lại chúng có khả năng mở rộng hơn so với giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách .
Khi trạng thái của một đường liên kết nào đó thay đổi thì gói quảng bá trạng thái đường liên kết LSA được truyền đi trên khắp hệ thống mạng .Tất cả các router đều nhận được gói thông tin này và dựa vào đó để điều chỉnh lại việc định tuyến của mình .Phương pháp cập nhật như vậy tin cậy hơn ,dễ kiểm tra hơn và tốn ít băng thông đường truyền hơn so với kiểu cập nhật của vectơ khoảng cách .OSPF và IS –IS là 2 giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết. 
Trên đây là sơ lược về Dynamic routing. Về phần tài liệu tham khảo các bạn có thể FOLLOW vào blog mình sẽ gửi qua.
 ==>> xem cấu hình RIP (v1 & v2)
==>> Xem cấu hình IGRP  
==>> Xem cấu hình EIGRP
==>> Xem cấu hình OSPF